Lạm phát là gì? Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

Giavangnhanh sẽ chia sẻ cụ thể hơn về lạm phát là gì? Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục lạm phát. Click ngay nếu các bạn thật sự quan tâm đến chủ đề này.

Wednesday, 16/10/2024 11:37 AM

Hầu hết nền kinh tế Quốc gia nào cũng đang rơi vào tình trạng lạm phát dù ít hay nhiều. Đây cũng là chủ đề thu hút sự quan tâm lớn nhất của dư luận xã hội. Bởi lạm phát tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế đất nước. Phạm vi bài viết dưới đây, Giavangnhanh.com sẽ chia sẻ cụ thể hơn về lạm phát là gì? Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục lạm phát. Click ngay nếu các bạn thật sự quan tâm đến chủ đề này.

Lạm phát là gì? Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

Lạm phát là gì?

Đây chính là sự tăng mức giá chung liên tục về dịch vụ và hàng hóa theo thời gian và sự mất giá của loại tiền tệ cụ thể nào đó. Nếu mức giá chung tăng, đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít dịch vụ, sản phẩm và hàng hóa hơn so với trước đây. Vậy nên, lạm phát có vai trò phản ảnh sự suy giảm về sức mưa dựa trên 1 đơn vị tiền tệ.

Lạm phát trên thị trường hiện nay được chia làm 3 mức độ chính. Cụ thể:

  • Lạm phát tự nhiên: Dao động từ 0 đến dưới 10%.
  • Lạm phát phi mã: Dao động từ 10 đến dưới 1000%.
  • Siêu lạm phát: Dao động trên 1000%.

Hầu hết các nước đặt mục tiêu và kỳ vọng duy trì mức lạm phát từ 5% trở xuống. Việt Nam hiện là 1 trong số các nước sở hữu tỷ lệ lạm phát cao và liên tục trong mấy năm gần đây. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc ổn định giá đồng tiền, tâm lý người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Xem thêm: Swing Trading là gì? Những điều cần biết về Swing Trading

Thực trạng lạm phát trên thị trường hiện nay

Căn cứ vào Quỹ tiền tiện Quốc tế IMF, lạm phát Việt Nam trong năm 2022 vừa qua tăng 3.9%. Con số này sát với ngưỡng mục tiêu kiểm soát trước đó là 4%. Các chuyên gia nhận định, nguyên nhân dẫn đến thực trạng lạm phát ở Việt Nam xuất phát từ 3 yếu tố chính gồm:

  • Tổng cầu tăng đột biến trong khi trước đó nước ta đã có sự đứt gãy về chuỗi cung ứng.
  • Việt Nam bị lạm phát về chuỗi cung ứng vì sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào nguyên vật liệu nhập khẩu bên ngoài.
  • Mức giá cả nguyên nhiên liệu tăng cao, trong khí giá nguyên vật liệu ở Việt Nam tăng 1%, giá thành hàng hóa phải tăng cao 2.6%.
Căn cứ vào Quỹ tiền tiện Quốc tế IMF, lạm phát Việt Nam trong năm 2022 vừa qua tăng 3.9%
Căn cứ vào Quỹ tiền tiện Quốc tế IMF, lạm phát Việt Nam trong năm 2022 vừa qua tăng 3.9%

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát ở nước ta trong nhiều năm trở lại đây. Cụ thể:

Tình trạng lạm phát do cầu kéo

Thực tế, khi nhu cầu thị trường về một sản phẩm, mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá mặt hàng đó tăng theo. Từ đó, giá thành mặt hàng khác cũng leo thang. Lạm phát do tăng lên về cầu tiêu dùng sẽ được gọi là lạm phát do cầu kéo. Ở nước ta hiện tại, giá xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi, giá thị lợn, nông sản tăng theo.

Tình trạng lạm phát do phí đẩy

Phí đẩy của doanh nghiệp gồm giá cả nguyên liệu đầu vào, tiền lương, thuế, máy móc,...Khi giá của một vài yếu tố tăng lên, tổng phí sản xuất xí nghiệp cũng tăng. Dẫn đến giá sản phẩm theo theo để bảo toàn lợi nhuận.

Tình trạng lạm phát do cầu thay đổi

Nếu thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa nào đó, trong khi lượng cầu của sản phẩm khác tăng lên. Thời điểm này nếu có người cung cấp độc quyền và giá có tính chất cứng nhắc phía dưới. Chắc chắn, sản phẩm, hàng hóa mà lương cầu giảm sẽ không bị giảm giá. Trong khi hàng hóa/dịch vụ có lượng cầu tăng sẽ tăng giá. Kết quả cuối cùng, mức giá chung sẽ tăng lên và hệ quả là lạm phát.

Tình trạng lạm phát do cầu thay đổi
Tình trạng lạm phát do cầu thay đổi

Tình trạng lạm phát tiền tệ

Nếu cung lượng tiền lưu hành ở trong nước tăng, có thể vì ngân hàng trung ương mua ngoại tệ để giữ đồng tiền VNĐ không bị mất giá. Hoặc do ngân hàng mua công trái dựa theo chỉ định của Nhà nước. Điều này sẽ khiến cho lượng tiền lưu thông tăng lên dẫn đến lạm phát.

Các giải pháp khắc phục tình trạng lạm phát hiệu quả

Để kiểm soát được tình trạng lạm phát hiệu quả, cần phải:

  • Hạn chế lượng tiền mặt trong quá trình lưu thông: Việc bơm tiền vào nền kinh tế quá nhiều khiến chúng bị mất giá. Vậy nên, Nhà nước cần dừng bơm tiền vào để giảm lượng tiền mặt bằng cách: Nâng lãi suất tiền gửi ngân hàng, các lãi suất tái chiết khấu để thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng.
  • Thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh: Vì cung quá thấp so với lượng cầu. Vậy nên, Nhà nước cần phải tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh để giữ lượng cung bằng lượng cầu hoặc có thể thấp hơn nhằm giảm tỷ lệ lạm phát.
Hạn chế lượng tiền mặt trong quá trình lưu thông
Hạn chế lượng tiền mặt trong quá trình lưu thông

Tổng kết

Hy vọng với chia sẻ trên của Giavangnhanh sẽ giúp các bạn nắm rõ được khái niệm lạm phát là gì? Đồng thời phân tích được nguyên nhân, thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng lạm phát ở nước ta và trên thế giới. Nếu các nhà đầu tư nào muốn được chuyên gia tư vấn thêm về thị trường Forex trong và ngoài nước. Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau để được hỗ trợ kịp thời.

by Emily Pham